Chuối sáp là loại trái cây trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, cách dùng chuối sáp ngon nhất đó chính là làm chín bằng cách nấu chuối sáp như: chuối sáp luộc, chuối sáp rim đường, chè chuối sáp. Nhân đây, GhienNauAn sẽ chia sẻ với mọi người cách nấu chuối sáp cực ngon với 2 món chuối sáp luộc và chè chuối sáp.
Bật mí cách nấu chuối sáp đỉnh cao mà bạn có thể chưa biết
Điều đặc biệt là chuối sắp không thể ăn tươi như chuối bình thường mà thay vào đó phải nấu chín lên như hấp, luộc, nấu chè,… mới có thể ăn được. Chuối sau khi được nấu chín sẽ có vị ngọt thanh như mật, cảm giác sần sật ngon miệng.
Chuẩn bị
Nguyên liệu làm chuối sáp luộc
Hướng dẫn nấu
Các bước nấu chuối sáp luộc
-
Sơ chế chuối sáp
Rửa sạch rồi cắt rời ra từng trái, sau đó rửa lại dưới vòi nước, dày tay hay miếng mút chà nhẹ để loại bỏ phần bụi đóng bên ngoài, vết côn trùng và cả nhựa chuối.
-
Luộc chuối sáp
Xếp chuối vào nồi rồi cho 1 muỗng muối, 2 muỗng đường và để ướp trong tầm 3 – 5 phút.
Đổ nước vào nổi ngập mặt chuối và bật bếp lên đun trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp và để chuối ngâm trong nồi khoảng 5 phút nữa chuối sẽ dẻo và ngon ngọt hơn nhiều.
-
Thành phẩm
Sau khi luộc xong bạn sẽ có được thành phẩm chuối sáp luộc, nên cho chuối sáp (vừa mới luộc) vào ngay chậu nước đá sẽ giúp cho chuối có độ dẻo và săn hơn khi ăn sẽ có cảm giác dẻo dẻo sần sật.
Note
Chuối sáp chỉ ăn ngon và tốt khi được nấu chín đúng cách, nếu ăn tươi sống như các loại chuối khác sẽ có vị chát, khi dùng có thể gây đau bụng và ảnh hưởng đến đường tiêu hoá.
Tuy nhiên, khi nấu chuối sáp chín ăn sẽ ngon hơn có nhiều tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh nhưng nếu ăn quá nhiều không đúng lượng vừa đủ cũng sẽ gây ít tác hại như:
- Làm đau đầu do chuối sáp nấu chín có lượng tyramine cao, vị mật tích lũy nhiều làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu lên não.
- Gây buồn ngủ: Lượng Carbohydrate tập trung nhiều làm hạn chế các axit amin khác từ đó tạo ra serotonin làm tăng cảm giác hay buồn ngủ.
- Lượng magie trong chuối có tác dụng làm giãn cơ bắp nhưng nếu nạp nhiều sẽ khiến bị dư và gây ngộ độc như tiêu chảy, lờ mờ, mệt mỏi.
- Tương tự như vậy Kali nếu dư quá nhiều làm tăng Kali trong máu làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.